Khu công nghệ Hòa Lạc gặp khó vì mặt bằng - Cotdien.com

Thảo luận trong 'Kiến Thức Khoa Học' bắt đầu bởi Trọng Tâm, 7 Tháng tám 2013.

  1. Trọng Tâm

    Trọng Tâm Active Member

    Tham gia ngày:
    7 Tháng bảy 2013
    Bài viết:
    5,601
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    - [​IMG]
    Bí thư Phạm Quang Nghị. Ảnh: Sinh Sinh.
    Bí thư Phạm Quang Nghị vừa có buổi thị sát và làm việc với Bộ Khoa học và công nghệ nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, trong đó vấn đề được cho là nan giải nhất vẫn là giải phóng mặt bằng và khu vực tái định cư.
    Theo báo cáo của Khu công nghệ cao Hòa Lạc, tổng diện tích đất đã được bồi thường và bàn giao cho Ban quản lý là 911,7 ha trong tổng số 1.469 ha cần giải phóng mặt bằng (đạt 62%). Khu tái định cư 7,8 ha phục vụ các hộ dân cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các khu tái định cư còn lại vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở.
    Ông Phạm Đại Dương, Trưởng ban quan lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, mặc dù đã được Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tháo gỡ về cơ chế, chính sách trong bồi thường và giải phóng mặt bằng, nhưng tiến độ công việc vẫn diễn ra chậm, ảnh hưởng đến triển khai các dự án tại khu công nghệ cao.
    Cũng theo ông Dương, việc triển khai xây dựng khu tái định cư cho hộ dân còn thực hiện chậm, nhất là khu vực phía nam đường tỉnh lộ 420 với 36,5 ha. "Kể từ năm 2008 đến nay, khu vực này hầu như không triển khai được gì thêm về xây dựng hạ tầng", ông Dương nói.
    Tại hội nghị, nhiều đại diện của nhà đầu tư than phiền về việc giải phóng mặt bằng. Theo Đại diện của tập đoàn FPT, một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư khu công nghệ cao Hòa Lạc, hiện tập đoàn đầu tư 4 dự án, đầu tiên là Đại học FPT. "Giai đoạn một chúng tôi đầu tư xây dựng xong trên diện tích 9 ha, hiện có 2.000 sinh viên đang học tập. Tuy nhiên, khi Đại học FPT chuyển sang giai đoạn tiếp theo, thì chúng tôi gặp khó khăn vấn đề giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai", đại diện cho biết.
    FPT cũng sẽ xây dựng khu phần mềm 7 ha. Năm tới sẽ có 2.000 kỹ sư làm việc, nhưng khi triển khai giai đoạn tiếp theo thì FPT lại gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, còn các vướng mắc như điều kiện sinh hoạt khó khăn, chưa có nước sạch của thành phố, chưa có nhà ở để tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên.
    Đại diện của trường Đại học Khoa học và Công nghệ cũng là đơn vị đang gặp nhiều khó khăn trong đầu tư xây dựng vì giải phóng mặt bằng chưa xong.
    Sau khi lắng nghe báo cáo của Ban quản lý Hòa Lạc và các ý kiến từ các dự án, ông Phạm Quang Nghị đánh giá cao những kết quả và thành tựu của Ban quản lý Hòa Lạc đã đạt được trong xây dựng và phát triển khu công nghệ cao trong thời gian vừa qua, nhất là nỗ lực trong giải phóng mặt bằng và tái định cư.
    Bí thư thành ủy Hà Nội đề nghị, Hà Nội cần huy động cao độ mọi nguồn nhân lực và vật lực để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho công nghệ cao Hòa Lạc, đặc biệt hoàn thành giải phóng mặt bằng cho các dự án quan trọng của nhà nước sử dụng vốn ODA.
    Bên cạnh đó, ông Nghị đề nghị Ban quản lý công nghệ cao Hòa Lạc cần báo cáo Thủ tướng chính phủ để bố trí vốn đầy đủ và kịp thời cho giải phóng mặt bằng và tái định cư, tránh tình trạng phương án được phê duyệt nhưng chưa có kinh phí chi trả.
    [​IMG]
    Mô hình khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Hhtp.gov.
    Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân hy vọng khu công nghệ cao sớm đi vào hoạt động trong thời gian tới. Đồng thời, người đứng đầu Bộ Khoa học một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của Khu công nghệ Hòa Lạc. Theo Bộ trưởng, đây sẽ là dự án quan trọng của Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhưng dự án thuộc địa bàn quản lý của thủ đô, vì thế nếu thành công, chắc chắn Khu công nghệ cao sẽ có đóng góp rất lớn cho thủ đô Hà Nội.
    "Bắc Ninh có Samsung đầu tư, thì năm ngoái họ đã có 13 tỷ đô la xuất khẩu và 28.000 người lao động có công ăn việc làm", Bộ trưởng Quân dẫn chứng.
    Bộ trưởng dẫn chứng thêm, Khu công nghệ Tân Trúc ở Đài Loan có diện tích không hơn nhiều so với Khu công nghệ Hòa Lạc nhưng họ đã tạo ra giá trị xuất khẩu hàng chục tỷ đô la cách đây nhiều năm.
    "Nếu Hòa Lạc chỉ cần làm bằng Tân Trúc, chúng ta sẽ thấy đóng góp của Khu công nghệ cao cho Hà Nội và cho đất nước to lớn như thế nào. Hy vọng đến năm 2020, chúng ta sẽ có được giá trị xuất khẩu từ Hòa Lạc, để có thể đóng góp 1/4 hoặc 1/5 GDP quốc gia giống như Tân Trúc", Bộ trưởng Quân nói.
    Trước đó, trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Lạng, nguyên Trưởng ban Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự kiến đến năm 2014 việc giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất.
    Hương Thu
    [​IMG]

    Theo VnExpress.Net
     
    Quan tâm nhiều
    Bài viết mới

Chia sẻ trang này