Tự học MCSA 2012 – Mạng Căn Bản Phần 2 – Mô hình Mạng

Thảo luận trong 'Mạng Máy Tính' bắt đầu bởi Cotdien, 22 Tháng tám 2015.

  1. Cotdien

    Cotdien I'M NOTHING Staff Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng sáu 2013
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    - Mô hình mạng (Network topology) đơn giản là kết nối về mặt hình học của mạng, gồm các loại chính
    Bus (chuẩn IEEE 802.4)
    Star (IEEE 802.11)
    Ring (IEEE 802.5)
    bus topology

    BUS
    Trước đây khoảng 20 năm người ta sử dụng mạng Bus rất nhiều. Sử dụng cáp đồng trục (giống loại truyền hình cáp hiện nay) nối trực tiếp các máy tính loại với nhau.
    Tại mỗi card mạng người ta sử dụng T-connector (hình dạng giống chữ T), một đầu nối với card mạng, 2 đầu còn lại nối vào 2 cọng dây cáp ( nhà bạn nào share truyền hình cáp ra nhiều nhánh sẽ hình dung ngay ).
    T-connector

    Khi một máy cần phát tín hiệu cho một máy khác, nó sẽ phát tín hiệu Broadcast đến tất cả các máy, nhưng chỉ máy nào mang địa chỉ đích mới lấy được tín hiệu, các máy khác thấy không phải tín hiệu gửi cho mình sẽ bỏ qua.
    Nếu tín hiệu chạy giữa 2 đầu không ngừng thì nó sẽ dội tới lui trong dây cáp, không cho các máy khác gởi tín hiệu. Do đó tại 2 đầu cuối cùng của mạng sẽ có thêm 2 thiết bị gọi là Terminator (có điện trở khoảng 50 Ohm) để hấp thụ các tín hiệu điện, làm thông cáp.
    Ưu điểm: dễ lắp đặt, chi phí thấp.
    Nhược điểm:
    – Dễ xung đột dữ liệu.
    – Kết nối giữa connector với card mạng, connector với dây cáp, connector với connector là các kết nối cơ học sau 1 thời gian sử dụng sẽ độ tiếp xúc không còn tốt (cứ gỡ ra, gắn vào nhiều lần) dẫn tới bị hở mạch. Một điểm bất kì hở mạch thì toàn bộ phận đoạn mạng đó bị tê liệt.
    – Khó nhận biết điểm nào bị hở, phải dò cho nên khó khắc phục sự cố.
    – Khó bảo trì
    Cách tìm nơi hở mạch: dùng terminator chặn từng phân đoạn rồi thử, nếu dữ liệu truyền tốt thì chặn chỗ khác (cách làm thủ công).
    lưu ý: phân đoạn ở đây là đoạn mạng được giới hạn bởi 2 terminator.
    Star
    star topology

    là mô hình được sử dụng cho tới tận ngày nay
    – Các máy tính kết nối với nhau thông qua một thiết bị trung tâm là Hub/Switch. Tín hiệu được truyền từ máy này sang máy khác thông qua Hub/Switch.
    – Sử dụng connector là Rj45 để gắn vào card mạng và các port trong Hub/Switch
    – Sử dụng cáp xoắn đôi (UTP,STP).
    Ưu điểm:
    – Nếu 1 điểm tiếp xúc hở thì chỉ ảnh hưởng chính máy đó, hệ thống hoạt động bình thường.
    – Dễ bảo trì, phát hiện lỗi
    – Có thể nới rộng hoặc thu hẹp tùy nhu cầu sử dụng
    Khuyết điểm: nếu Hub/Switch hỏng thì hệ thống bị ngưng trệ.
    Ring
    Ring topology

    Dữ liệu theo theo dạng vòng khép kín. Để đảm bảo trong một thời điểm chỉ có một Node (máy) được truyền thì nó phải có Token ring (thẻ bài). Khi máy tính đầu tiên trong mô hình Ring bật lên thì nó sẽ phát ra “xung” gọi là Token Ring (thẻ bài) và thẻ này sẽ lưu thông trong mạng theo 1 chiều duy nhất (xem hình). Máy nào muốn truyền dữ liệu thì sẽ nắm thẻ bài này. Khi dữ liệu đã đến nơi nhận thì máy gửi sẽ giải phóng thẻ bài và thẻ bài lại tiếp tục di chuyển.
    Ưu điểm:
    Là mô hình truyền dữ liệu tốt nhất do dữ liệu sẽ được khuếch đại bởi các Node giữa đường truyền.
    ( A – B – D : A truyển dữ liệu qua D sẽ được B khuếch đại).
    Nhược điểm
    Không được sử dụng phổ biến do chi phí đắt.
    Do dữ liệu di theo vòng một chiều nên một máy chết sẽ kéo theo các máy khác ngừng hoạt động.
    Các bạn tự tìm hiểu thêm về cáp UTP, STP và cách bấm cáp nhé.
    theo tuhocmang.com
     

Chia sẻ trang này