Việt Nam chủ động vận hành hệ thống VNREDSat-1 - Cotdien.com

Thảo luận trong 'Kiến Thức Khoa Học' bắt đầu bởi Trọng Tâm, 10 Tháng mười hai 2013.

  1. Trọng Tâm

    Trọng Tâm Active Member

    Tham gia ngày:
    7 Tháng bảy 2013
    Bài viết:
    5,601
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    - [​IMG]
    Cầu Thanh Trì của Hà Nội do VNREDSat-1 chụp. Ảnh: TTXVN.
    Theo thông báo của Ban quản lý Dự án vệ tinh nhỏ, đội ngũ các kỹ sư vận hành tại Trung tâm Điều khiển và Khai thác vệ tinh nhỏ, Viện Công nghệ Vũ trụ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) kết hợp với Trạm thu ảnh Viễn thám, Cục Viễn thám (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hoàn toàn chủ động trong việc vận hành, khai thác an toàn và hiệu quả vệ tinh.
    Cán bộ Trung tâm còn thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển dựa trên nền tảng các kiến thức về VNREDSat-1. Cụ thể, các kỹ sư đã tạo ra hệ thống phần mềm mô phỏng quỹ đạo và lập lịch làm việc cho vệ tinh. Với sản phẩm này, các yêu cầu chụp ảnh của khách hàng sẽ được phân tích, xếp hạng và đánh giá chính xác về tính khả thi, thời gian phù hợp nhất để tiến hành chụp ảnh và thời gian cần thiết để có thể bàn giao sản phẩm. Từ đó nó sẽ giúp việc đặt lịch làm việc cho hệ thống VNREDSat-1 trong ngắn hạn và dài hạn.
    Thông tin trên website của Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam (VAST) cho biết, sau ba tháng, VNREDSat-1 có khả năng chụp được ảnh phân giải cao bất kỳ vị trí nào trên bề mặt Trái đất. Tổng số các ảnh đã chụp, xử lý và lưu trữ thành công của vệ tinh là 18.427 cảnh ảnh với kích thước 17,5kmx17,5km trong đó bao gồm 9.817 cảnh ảnh đa phổ (Multi-spectral) và 8.610 cảnh ảnh toàn sắc (Panchromatic). Riêng vùng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, vệ tinh đã chụp và xử lý 4.003 cảnh, trong đó có 2.018 ảnh đa phổ và 1.985 ảnh toàn sắc.
    Trung bình cứ sau khoảng ba ngày hệ thống lại cho phép thu ảnh các khu vực trên đất liền và lãnh hải Việt Nam. Ảnh này được bàn giao đến các nhóm người sử dụng và được đánh giá là có chất lượng tốt, tính thời sự cao và hiệu quả. Đặc biệt, các sản phẩm ảnh của VNREDSat-1 thể hiện tính ưu việt trong lĩnh vực có tính đặc thù cao như an ninh, quốc phòng.
    Dự án trên đã cho ra đời "Quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý vận hành và khai thác hệ thống VNREDSat-1" ký ngày 1/8/2013 giữa VAST và Bộ tài nguyên và Môi trường, làm cơ sở pháp lý thành lập các quy định phối hợp động vận hành và khai thác hệ thống VNREDSat-1.
    [​IMG]
    Khu vực ảnh hưởng do lũ lụt tại thị xã Hoàng Mai, Nghệ An ngày 4/10 (ảnh trái) và đảo đá Xu Bi quần đảo Trường sa, Việt Nam chụp 16/10. Ảnh: VAST.
    Những bức ảnh do vệ tinh Việt Nam chụp
    Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào vũ trụ ngày 7/5/2013 bằng tên lửa đẩy Vega, từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. VNREDSat-1 có nhiệm vụ chính là chụp ảnh bề mặt Trái đất, cung cấp một số lượng lớn ảnh quang học có phân giải cao một cách chủ động và kịp thời cho các bộ ngành, tỉnh thành, các cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học có nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
    Chỉ sau hai ngày vào quỹ đạo, VNREDSat-1 đã gửi về trạm thu mặt đất một số hình ảnh của các nước trên thế giới. Đến nay, sau hơn ba tháng thử nghiệm hoạt động trên quỹ đạo, vệ tinh hoạt động ổn định, các tính năng và thông số kỹ thuật đều đáp ứng yêu cầu đề ra. VNREDSat-1 nặng khoảng 120 kg, có tổng mức đầu tư là 70 triệu USD bằng vốn vay viện trợ từ Pháp và vốn đối ứng của Việt Nam.
    Sau hơn ba tháng vào quỹ đạo, vệ tinh hoạt động ổn định và gửi về mặt đất nhiều bức ảnh rõ nét, được các chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các tính năng, yêu cầu kỹ thuật đề ra. Ngày 4/9, Pháp chính thức bàn giao cho Việt Nam vận hành khai thác vệ tinh.
    Hương Thu
    [​IMG]

    Theo VnExpress.Net
     
    Bài viết mới
    https://www.facebook.com/CBDGuruGummies/ bởi Feliciamor, 25 Tháng tư 2024 lúc 17:05
    https://www.facebook.com/GetOEMKetoGummiesAU/ bởi marioncamachg, 25 Tháng tư 2024 lúc 16:27

Chia sẻ trang này