Phi hình sự hóa tội kinh doanh trái phép

Thảo luận trong '3. Thông Tin Khuyến Mãi' bắt đầu bởi vanduong246, 30 Tháng mười 2015.

  1. vanduong246

    vanduong246 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng tám 2015
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    - Một nội dung đáng chú ý trong dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được giới hữu trách đưa ra bàn thảo là đề xuất phi hình sự hóa đối với hai tội danh.

    Tội kinh doanh trái phép và tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đề xuất trên là tương đối hợp lý, bởi hành vi cấu thành tội này không rõ ràng, ranh giới giữa có tội hay không có rất nhiều lý giải trái chiều, gây lo ngại cho giới kinh doanh.

    Tuy nhiên, vẫn còn không ít ý kiến lo ngại, việc đề xuất “cởi trói” cho tội kinh doanh trái phép, có thể dẫn đến hiện tượng lách luật, hình thành các nhóm tội phạm gây lũng đoạn nền kinh tế. PV đã tham vấn nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, pháp lý nhằm đưa ra những góc nhìn đa chiều về đề xuất này.

    Những lắt léo pháp lý

    Theo quy định của pháp luật, kinh doanh trái phép là hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép. Pháp luật hình sự, cụ thể là BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng đã có điều khoản riêng quy định chi tiết về tính chất, hành vi cũng như khung hình phạt cho loại tội danh này.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.​


    Trên thực tế, chúng ta cũng từng chứng kiến rất nhiều vụ án kinh doanh trái phép, trong đó có không ít vụ nảy sinh nhiều tranh luận về mặt pháp lý. Đơn cử như vụ án “bầu” Kiên – từng tốn khá nhiều giấy mực của báo giới. Sau khi Nguyễn Đức Kiên được xét xử sơ thẩm, với việc “bầu” Kiên bị tuyên phạt về tội kinh doanh trái phép, không ít người tỏ ra lo ngại cho sự an toàn trong hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Lý do thực chất không phải ở chỗ tất cả mọi người đều theo dõi và hiểu bản chất vụ án “bầu” Kiên là gì, mà chỉ nghe đến việc kinh doanh trái phép là vi phạm pháp luật.

    Để làm rõ hơn về hành vi kinh doanh trái phép của “bầu” Kiên và những rắc rối pháp lý trong vụ án này, PV đã tham vấn ý kiến của luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch công ty luật BASICO, Trọng tài viên – trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

    Theo luật sư Đức, “bầu” Kiên bị xử phạt về 2 hành vi kinh doanh trái phép là kinh doanh vàng tài khoản và kinh doanh tài chính không có giấy phép. Đối với hành vi kinh doanh vàng tài khoản, LS. Đức cho rằng, sở dĩ có sự tranh cãi phức tạp về tội này là do hành vi kinh doanh vàng tài khoản thì có yếu tố pháp luật không phân biệt rõ ràng giữa vàng hàng hoá và vàng tiền tệ. Hơn nữa, lại xảy ra vào lúc giao thời, giữa lúc chưa có quy định và chưa được phép, nên có thể dẫn đến việc hiểu theo nhiều cách khác nhau.

    Một trường hợp khác từmg khiến dư luận dậy sóng, liên quan đến lời khẳng định của ông Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQH ngân hàng ACB) trên một tờ báo trước khi bị khởi tố: “Tôi có bảo bối để bảo vệ mình”. Ông nói: “Bảo bối của tôi hiện nay là cái mà pháp luật không có quy định, không cấm thì doanh nghiệp và người dân được làm. Trước năm 1989 khi luật Doanh nghiệp chưa ra đời, người dân làm bất kỳ việc gì miễn là Nhà nước cho phép, còn sau đó, thì được phép làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm”. Theo lẽ đương nhiên, ông Giá sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm của mình, nhưng sự việc trên cũng phần nào cho thấy những lắt léo pháp lý đang tồn tại liên quan đến hành vi kinh doanh trái phép.
     

Chia sẻ trang này